Quá trình gia công là công đoạn hợp tác của nhiều nguồn lực và thường có bộ phận chuyên trách tạo chương trình gia công với sự hỗ trợ của những phần mềm gia công. Người kỹ sư lập trình là người chịu trách nhiệm chính. Họ sẽ phải hiểu các công đoạn để tạo nên một chi tiết hoàn thiện với chi phí thấp, chất lượng tốt và cũng như giúp người vận hành máy đơn giản hóa công việc
Quá trình lập trình sẽ được tiến hành tùy bộ phận và nhiệm vụ của mỗi người có thể là ở viện nghiên cứu, ở văn phòng, trực tiếp tại xưởng hoặc từ xa
Trước tiên cần có file thiết kế. File được vẽ bởi Autocad, Solidworks, Inventor, NX,.. sau đó người vẽ sẽ tạo ra bản vẽ cần gia công
Người lập trình hoặc vận hành máy sẽ xem xét các yêu cầu, thiết lập phôi và lập trình các nguyên công để từng bước tạo thành chi tiết hoàn thiện. Các công đoạn bao gồm
Xem xét bản vẽ
Lựa chọn phôi (vật liệu) cho chi tiết
Lựa chọn gá kẹp và dụng cụ cắt phù hợp
Xác định chế độ cắt
Viết chương trình
Kiểm tra chương trình
Tạo các bản biểu, ghi chú nếu có
Gửi chương trình gia công vào máy hoặc đưa cho người vận hành
Nên nhớ rằng, không phải lúc nào cũng tuân theo một trình tự cứng nhắc. hi đã có kinh nghiệm bạn sẽ biết thêm bớt sao cho phù hợp với sản phẩm và điều kiện tại xưởng
1.Xem xét bản vẽ gia công
Bước đầu tiên và cũng rất quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định các hoạt động sau đó để tạo nên những sản phẩm chất lượng
Đánh giá bản vẽ nghĩa là tìm kiếm giải pháp với những câu hỏi đơn giản
Cách tốt nhất để gia công chi tiết này là gì?
Câu hỏi này sẽ quyết định các giải pháp để tạo nên quy trình hoàn thiện nhất
Kỹ sư tạo ra bản vẽ không phải là người đưa ra giải pháp. Họ chỉ cho bạn mục tiêu và yêu cầu của công việc. Chính những hiểu biết về kích thước, dung sai, độ chính xác, các hình thể trên đối tượng, chất lượng bề mặt,.. sẽ quyết định phương pháp gia công. Đó là tất cả yêu cầu mà người thiết kế hiểu.
2.Lựa chọn vật liệu khi gia công
Khi lập trình gia công bạn phải biết được kích thước phôi, thuộc tính, hình dạng, và điều kiện ban đầu của phôi.
Loại vật liệu ảnh hưởng tới quá trình chọn dao, thiết lập, và điều kiện cắt. Vật liệu mềm như đồng, nhôm sẽ cần chế độ cắt khác với thép và những vật liệu cơ khí chuyên dụng khác
Điều kiện vật liệu sẽ yêu cầu các cách cắt chuyên dụng. Ví dụ như vật liệu được rèn, tôi cứng sẽ khác với vật liệu thường
Hình dạng của phôi cũng tùy loại thường là khối hộp hoặc dạng trụ, một số loại phôi đúc thì tùy biến
3. Chế độ cắt
Được thể hiện bởi Feed và speed. Là tốc độ tiến dao và tốc độ quay của trục chính khi cắt. Chế độ cắt là phần khó, vì nó thuộc vào vật liệu phôi, yêu cầu kỹ thuật. Trong một số xưởng thì chế độ cắt này sẽ mặc định để người lập trình tự thiết lập. Và bạn sẽ thiết lập theo đó, do máy ở xưởng, công cụ ở xưởng cũng ảnh hưởng tới chế độ cắt
4. Viết phương trình CNC
- Lập trình tay nghĩa là tính toán và ghi lệnh bằng tay. hưng bạn phải sử dụng công cụ hỗ trợ trên máy tính để nhập lệnh và kiểm tra chương trình tay. Có một số công cụ hỗ trợ lập trình tay như Macro, như Fanuc Custom Macro B
- Lập trình bằng máy tính là xuất chương trình từ những phần mềm lập trình gia công, tùy tính năng của phần mềm mà quá trình tạo mã lệnh dễ hay khó
Bất kể cách viết chương trình là gì thì bạn phải tạo chương trình mà hệ điều khiển của máy CNC có thể hiểu được.
5. Kiểm tra chương trình CNC
Một chương trình hoàn hảo là không mắc phải bất kì lỗi nhỏ nào. Người lập trình phải phải kiểm tra, hoàn thiện chương trình trước khi sử dụng hoặc gửi tới người vận hành. Có khá nhiều cách để kiểm tra chương trình. Cách phổ biến nhất là sử dụng những phần mềm mô phỏng CNC như NCPlot, SSCNC, CimcoEdit, Vericut,…
6. Ghi chú chương trình
Chương trình gia công rất đa dạng, một số thì dễ, một số hơi rắc rối, phức tạp. Do đó những ghi chú đi kèm giúp người lập trình vận hành hiểu được những bước cần chú ý, tránh các sai sót khi gia công. Những ghi chú nayg cũng giúp kiểm tra được chất lượng sản phẩm khi gia công, loại bỏ các lỗi hay gặp
7. Truyền chương trình CNC
hông thường quá trình này được gọi là Nạp chương trình ( Program Loading). Có những phương pháp nạp chương trình- phổ biến nhất là lưu trữ trong bộ nhớ của máy CNC, phương pháp khác là truyền qua dây DNC, hoặc có thể truyền từ xa qua wifi
Mua máy gia công CNC uy tín ở đâu?
JFY – thành viên của TRUMPF Group- là đơn vị cung cấp máy gia công kim loại tấm cắt, chấn đột, laser, bào rãnh V hàng đầu hiện nay. Các sản phẩm của JFY đã vươn ra các thị trường lớn trên toàn thế giới. Dưới sự kết hợp với nhà cung cấp Automech tại Việt Nam, khách hàng sẽ được cung cấp nhưng sản phẩm chất lượng, uy tín với mức giá cạnh tranh nhất.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng liên hệ
Hotline: 0987.899.347 – 0962.397.066
Email: info@automech.vn – sale@jfy.vn